Tư vấn đăng ký cấp phép hoạt động kiểm định, đo lường

Hà Nội QMS

Giải pháp tối ưu – Toàn diện – Tin cậy

Nghị định 105/2016/NĐ-CP quy định điều gì?

Nghị định 105/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Đối tượng áp dụng, điều chỉnh của Nghị định 105/2016/NĐ-CP là:

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; và/hoặc
  • Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được chỉ định.

Hay nói cách khác, Nghị định 105/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường có phát sinh hoá đơn cho khách hàng của tổ chức đó.

Các tổ chức có đủ năng lực và nộp hồ sơ đăng ký tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để xác nhận sẽ được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường” là đủ điều kiện hoạt động.

Điều kiện hoạt động theo Nghị định 105/2016/NĐ-CP là gì?

Theo Điều 3, Nghị định 105/2016/NĐ-CP Điều 2, Nghị định 154/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 105/2016/NĐ-CP, quy định điều kiện hoạt động như sau:

  • Tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu:
  • Có đủ chuẩn đo lường, phương tiện, điều kiện môi trường thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của quy trình tương ứng;
  • Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải phù hợp với hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khuyến nghị quốc tế …
  • Các chuẩn đo lường và phương tiện đo này phải được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định của người đứng đầu tổ chức;
  • Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải còn thời hạn có giá trị.
    • (Điều kiện có mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và điều kiện khác …. đã được bãi bỏ theo điều 2, Nghị định 154/2018/NĐ-CP)
  • Có đủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực đăng ký hoạt động
  • Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động. Các nhân viên kỹ thuật này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
  • Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên
  • Đã hoàn thành khoá đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực hoạt động và theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
    • (Điều kiện có ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật, tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật và là viên chức hoặc lao động hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên …. đã được bãi bỏ theo điều 2, Nghị định 154/2018/NĐ-CP)
  • (Điều kiện đáp ứng các yêu cầu về tính độc lập, khách quan … được bãi bỏ theo điều 2, Nghị định 154/2018/NĐ-CP)
  • Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Có văn bản của người đứng đầu tổ chức quy định việc quản lý chứng chỉ (Tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

Có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường theo Nghị định 105/2016/NĐ-CP

Tại sao phải đăng ký cấp phép hoạt động theo Nghị định 105/2016/NĐ-CP?

Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường là hoạt động kinh doanh có điều kiện được quy định tại Nghị định 105/2016/NĐ-CP.

Do đó, Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ sẽ vi phạm điều 11 của Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/0217 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Khi đó, cơ quan thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường cấp Trung ương hoặc địa phương sẽ tiến hành xử lý hành chính vi phạm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa vi phạm trong tương lai (nếu cần thiết).

Dịch vụ đào tạo tại HanoiQMS tuân thủ theo đúng qui định, tiêu chuẩn phòng thí nghiệm.

Các bước xây dựng năng lực và đăng ký cấp phép hoạt động theo Nghị định 105/2016/NĐ-CP

 

Bước 1:Xây dựng năng lực đáp ứng điều kiện hoạt động quy định

  • Pháp nhân của tổ chức để chịu trách nhiệm pháp lý đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường
  • Xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuậtnăng lực nhân sự, cụ thể:
  • Trang bị đầy đủ chuẩn đo lường, phương tiện, điều kiện môi trường thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của quy trình tương ứng; thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định.
  • Đào tạo và xác nhận năng lực nhân sự đáp ứng kỹ năng kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực hoạt động và theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • Xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải phù hợp với hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khuyến nghị quốc tế …; xây dựng quy định duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường; xây dựng văn bản của người đứng đầu tổ chức quy định việc quản lý chứng chỉ (Tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm….
  • Xây dựng và thiết lập hồ sơ duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Bước 2: Xây dựng hồ sơ đăng ký cấp phép hoạt động

  • Xây dựng bộ hồ sơ đăng ký tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo theo Điều 5, Nghị định 105/2016/NĐ-CP
  • Tổ chức đăng ký nộp hồ sơ tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Qui trình

Quy trình tư vấn đăng ký cấp phép hoạt động kiểm định

1

Khảo sát, đánh giá

  • Tư cách pháp nhân của Tổ chức; so sánh với các yêu cầu pháp lý;
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực nhân sự:
  • + Chuẩn đo lường, phương tiện thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của quy trình tương ứng;
  • + Cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện môi trường…;
  • + Nhân sự thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;
  • Danh mục phương tiện đo và phạm vi Tổ chức dự kiến khi đăng ký kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;
  • Hệ thống quản lý chất lượng và quy trình kỹ thuật hiện có của Tổ chức;
  • Thực hiện trực tiếp tại Tổ chức hoặc qua form khảo sát (xem chi tiết tại đây)
2

Đào tạo, tư vấn bổ sung

  • Đào tạo về đảm bảo năng lực (kỹ năng thành thạo) khi thực hiện hoạt động đo lường, kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo (xem chi tiết tại đây).
  • Tư vấn biên soạn quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phù hợp với hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khuyến nghị quốc tế …; xây dựng quy định duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường; xây dựng văn bản của người đứng đầu tổ chức quy định việc quản lý chứng chỉ (Tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm….
  • Tư vấn bổ sung ngành nghề hoạt động; thiết kế bố trí mặt bằng; cung cấp chuẩn đo lường, thiết bị và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Tổ chức;
  • Xây dựng và thiết lập hồ sơ duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
3

Xây dựng hồ sơ đăng ký cấp phép

  • Đơn đăng ký tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo;
  • Báo cáo cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực;
  • Văn bản cam kết bảo đảm điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo;
  • Văn bản quy định về nội dung, hình thức, việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ (Tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm….
  • Văn bản quy định về duy trì, bảo quản chuẩn đo lường.
  • Danh mục hồ sơ áp dụng cho tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo.
4

Hoạt động sau đào tạo

  • HanoiQMS đại diện cho Tổ chức nộp hồ sơ đăng ký tới Cơ quan quản lý;
  • Theo dõi quá trình tiếp nhận, xử lý và hoàn thiện hồ sơ cho đến khi Tổ chức đáp ứng đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường theo Nghị định 105/2016/NĐ-CP.

Tại sao nên chọn HanoiQMS

Chất lượng là ưu tiên hàng đầu

Hệ thống giảng viên nội bộ và đối tác giàu kinh nghiệm

Với đội ngũ chuyên gia, giảng viên và hệ thống đối tác liên kết chuyên ngành về đo lường, thử nghiệm. HanoiQMS tự tin khẳng định khả năng đáp ứng các yêu cầu của Khách hàng; với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, toàn diện và tối ưu; hướng tới mục tiêu làm hài lòng Khách hàng.

Đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp

Trực tiếp, tư vấn triển khai nhiều dự án

HanoiQMS cung cấp đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyên ngành về đo lường, thử nghiệm; đã và đang công tác tại hệ thống các Phòng thí nghiệm được công nhận theo Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017; với kinh nghiệm thực hiện đào tạo, tư vấn thành công cho các Phòng thí nghiệm chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Công thương; … và các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên cả nước; HanoiQMS tự tin cung cấp giải pháp tư vấn tin cậy, khẳng định chất lượng là ưu tiên hàng đầu;

Giải pháp toàn diện

Giải pháp từ triển khai, đào tạo tới thực hành và bàn giao.

HanoiQMS cung cấp dịch vụ trọn gói, đa dạng từ đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn xây dựng Phòng thí nghiệm, cung cấp thiết bị đo lường, thử nghiệm; hỗ trợ tư vấn pháp lý và đăng ký cấp phép theo yêu cầu của cơ quan quản lý các cấp; đăng ký công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2017; hỗ trợ tối đa yêu cầu của Khách hàng thông qua 1 đầu mối dịch vụ.

Chi phí tối ưu

Phù hợp với mọi đối tượng, gói đào tạo đa dạng.

Với việc cung cấp dịch vụ dành riêng cho Phòng thí nghiệm; trọn gói và toàn diện kết hợp phương pháp đào tạo linh hoạt, phù hợp với từng yêu cầu riêng của Khách hàng để đảm bảo chi phí hợp lý nhất cho các dịch vụ HanoiQMS cung cấp.

Tư vấn khóa đào tạo

Vui lòng gửi yêu cầu, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay với quý khách để tư vấn và sắp xếp khóa học phù hợp.